Đường thốt nốt - tinh túy của người dân An Giang

Tinh hoa ẩm thực cô đọng trong những viên đường.

Ở mỗi vùng trên dải đất Việt Nam, người dân địa phương lại sáng tạo ra một loại đường rất tự nhiên làm nổi bậc lên nét đặc trưng của ẩm thực vùng đó. Ví như:

  • Nghệ An có đường mật mía. Kho cá mà cho đường mật mía vào thì cá vừa ngon ngọt, màu nước lại ánh lên sắc hổ phách hấp dẫn.
  • Quảng Ngãi có đường phèn. Nấu chè hay canh mà cho đường phèn vào thì vị ngọt thanh phải biết, chứ không ngọt gắt như đường cát tinh luyện.
  • An Giang lại có đặc sản đường thốt nốt. Mùi vị và màu sắc của thứ đường này phải nói là rất đặc trưng.


đường thốt nốt

Đường thốt nốt - nét giao thoa văn hóa

Vùng Bảy Núi An Giang là vùng đất giao thoa văn hóa giữa Dân tộc Khơ Me và dân tộc Kinh. Nghề trồng cây thốt nốt để lấy đường gốc là của người Khơ Me. Tuy nhiên khi loại đường này kết hợp với nền văn hóa ẩm thực của người Kinh, chúng thực sự tỏa sáng và tạo nên những món ăn vô cùng độc đáo. Từ việc nấu chè, kho cá, nấu xôi hay làm bánh, đường thốt nốt như một nguyên liệu quý làm cho món ăn trở nên hấp dẫn với màu sắc tự nhiên, hương thơm đặc trưng cùng vị ngọt thanh khiết.

Cách thức chế biến đường thốt nốt trong ẩm thực Việt

Đường thốt nốt tuy rất nổi tiếng nhưng không phải ai cũng hiểu rõ cách thức chế biến để ra sản phẩm thơm ngon như ý. Vì một số đặc tính đặc trưng chỉ có ở đường thốt nốt mà người ta cần có một số kinh nghiệm nhất định


  • Làm tan đường thốt nốt để nấu chè, xôi, kho cá có lẽ là cách cơ bản nhất

  • Thắng nước màu từ đường thốt nốt để món cá kho thêm đậm màu là một kỹ thuật mà các bà các mẹ thường dạy để cho món cá kho thêm hấp dẫn.

  • Thắng caramen để làm bánh là một bí quyết, kỹ thuật cao cấp hơn


Làm bánh bò nướng với đường thốt nốt


Dùng đường thốt nốt làm bánh bò nướng lại khá gian truân. Do đặc tính của viên đường thốt nốt có tính chua, nếu không khéo léo chế biến, bánh ra lò sẽ có cảm giác chua hoặc ê. Rải rác trên internet, người ta lại chỉ cách thắng caramen để xử lý. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của team Bánh Gì, thắng caramen càng làm trầm trọng thêm vấn đề khi nó khử hoàn toàn hương vị của đường thốt nốt.


Do đó, việc xử lý thốt nốt để làm bánh, đặc biệt là bánh bò nướng, đã trở thành ngón nghề gia truyền của người dân An Giang và team Bánh Gì cảm thấy may mắn khi được truyền lại. Các khâu sơ chế nguyên liệu và chế biến bánh đều khá cầu kỳ để giữ nguyên hương vị và màu sắc của đường thốt nốt cho đến khi chiếc bánh ra lò.


bánh bò nướng thốt nốt truyền thống

Bánh bò nướng đường thốt nốt truyền thống của Bánh Gì

Ngày nay, khi internet đang ngày càng phổ biến, việc tìm ra một số công thức bánh bò nướng thốt nốt không khó. Tuy nhiên, những bậc thầy làm bánh bò nướng An Giang lại không mấy khi dùng đến internet. Do đó, món ăn đúng chuẩn này ngày càng bị mai một và thay thế bằng những chiếc bánh bò nướng biến tấu với một chút pha trộn của nền văn hóa khác như bánh bò nướng Indo, bánh bò nướng Malay,...

Do dó, Team Bánh Gì hy vọng, sẽ từng bước giới thiệu chiếc bánh bò nướng chuẩn vị truyền thống đến với thực khách hiện đại. Hy vọng món bánh bò nướng truyền thống này sẽ gắn với tinh hoa ẩm thực Việt Nam. 

Share:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng tiêu biểu

Tổng số lượt xem trang